Quy trình thủ công để tạo ra một ấm trà tuyệt hảo Phần 2

Updated:26/04/2017 View:1947

Để pha được ấm trà ngon 4 theo quan niệm người xưa cần hội tụ đủ 5 yếu tố: “nhất thuỷ, nhì trà, tam pha, tứ ấm, ngũ quần anh”; trong đó ấm trà là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng. Tuy nhiên để tạo ra một bộ ấm chén bát tràng cao cấp, vừa đạt tiêu chuẩn mang đến hương vị đặc trưng của trà vốn chẳng hề đơn giản. 

Nhào nặn để đất sét sánh mịn
Bước 2 –  Tạo dáng ấm Bát Tràng

gom-su-bat-trang

Khi đất sét đã đủ mịn và dẻo, các nghệ nhân tiến hành công đoạn tạo hình ấm. Có 3 phương pháp để tạo dáng thành một chiếc ấm hoàn chỉnh. Đầu tiên, các thành phần của ấm được làm rời sau đó ráp lại với nhau bằng các phương pháp truyền thống. Hoặc cũng có thể chúng được làm bán thủ công, các thành phần của ấm trà được đúc sẵn và ráp lại bằng phương pháp thủ công. Phương pháp thứ ba là dùng khuôn đúc, toàn bộ ấm được đúc từ các khuôn ép tạo nên cốt ấm nguyên vẹn.


Đổ khuân trực tiếp tạo dáng ấm 
Để tạo dáng ấm cổ truyền, người làng Bát Tràng sử dụng làm lối “vuốt tay, be chạch” bằng tay trên bàn xoay. Nghệ nhân làm gốm sẽ cho đất sét lên bàn xoay và sử dụng đôi tay khéo léo của mình tạo hình thành những hình thù ấm như mong muốn.

Công đoạn vuốt đất sét tạo hình thân ấm thủ công bằng bàn xoay

Sau đó, các sản phẩm ấm được tiến hành phơi mộc, làm nhẵn sao cho khô mà không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng của sản phẩm. Theo truyền thống người Bát Tràng thường hong khô sản phẩm trên giá và để nơi thoáng mát. Ngày nay phần nhiều các gia đình sử dụng biện pháp sấy sản phẩm trong lò sấy, tăng nhiệt độ từ từ để cho nước bốc hơi dần dần. Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào từng sản phẩm ấm; rồi cắt tỉa để tạo hình, đắp phù điêu; hoặc khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt ấm… Những phần nhô ra của sản phẩm như quai ấm, vòi ấm được cố định trong giai đoạn này.

Công đoạn cố định các phần tay cầm, vòi ấm đòi hỏi kinh nghiệm của người thợ lành nghề.

Bước 3 –  Quá trình tạo hoa văn và phủ men trên ấm
Sau khi đã được hong khô, nghệ nhân Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc của ấm các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết vẽ phải hài hoà với dáng ấm, các trang trí đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu… chính những hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật. 


Ấm Bát Tràng tráng men lam ngọc với họa tiết hoa đào tinh tế

gom-su-bat-trang


Ấm trà thường được chia làm hai loại, ấm đất nung và ấm tráng men (ấm sứ hoặc ấm đất tráng men). Sau khi tạo hình, hong khô, ấm đất sẽ được mang đi nung; còn các loại ấm tráng men sẽ được bao phủ bởi một lớp men bóng. Men này có thể là men rạn, hay men lam… tùy vào từng ý tưởng tạo hình, nghệ nhân lại sáng tạo ra một hình hài mới cho mỗi chiếc ấm. Sau đó hong men khô rồi đem nung thành sản phẩm.

Bước 4 –  Quá trình nung ấm Bát Tràng
Cốt ấm mộc sau quá trình gia công hoàn chỉnh được đem vào lò nung. Khi hoàn tất quá trình nung, người ta bịt hết các cửa lò và lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài trong 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm rồi mới tiến hành ra lò. Như vậy quy trình làm một chiếc ấm Bát Tràng đã kết thúc. Sản phẩm ấm Bát Tràng ngay lập tức đã có thể vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Công ty cổ phần gốm sứ Thành Trung
Địa chỉ: Xóm 2 Giang Cao, Bát tràng, Gia Lâm, Hà Nội.​
Email: gomsuthanhtrung@gmail.com
Hotline: 0977 260 690